6 Cách giảm sưng sau nâng mũi hiệu quả nhất

Rate this page

Tình trạng sưng phù nề sau khi nâng mũi là điều hoàn toàn bình thường với mọi người. Tuy nhiên để phục hồi và giảm sưng sau khi nâng mũi tùy thuộc vào nhiều yếu tố như cơ địa, tay nghề bác sĩ cũng như quá trình chăm sóc của từng người. Hôm nay bác sĩ Khải sẽ bật mí cho các bạn 6 cách giảm sưng sau nâng mũi hiệu quả nhất.

1. Lý do khiến mũi sưng bầm sau cuộc phẫu thuật nâng mũi

Khi cơ thể chúng ta bị tổn thương, phần vết thương sẽ có dấu hiệu sưng bầm, đây là hiện tượng tự nhiên vô cùng bình thường nên các bạn đừng quá lo lắng. Trong quá trình phẫu thuật nâng mũi, bác sĩ xử lý phần bóc tách da, cơ, sụn sẽ ảnh hưởng đến mô mềm, từ đó gây nên việc sưng bầm sau khi nâng.

Tuy nhiên bạn cần quan sát việc sưng bầm của bản thân, thời gian sưng bầm thông thường sẽ kéo dài từ 3 – 10 ngày đầu tiên và từ từ thuyên giảm. Nếu tình trạng vẫn kéo dài, bạn nên đến bác sĩ để kiểm tra lại mũi của mình.

2. 6 Cách giảm sưng sau nâng mũi hiệu quả

2.1. Đặt ống dẫn lưu

Việc đặt ống dẫn lưu sẽ do bác sĩ quyết định. Phương pháp đặt ống dẫn lưu giúp cho những bệnh nhân bị loãng máu hoặc dễ tụ dịch sau khi nâng mũi, giúp dễ dàng để dịch thoát ra ngoài và giảm tình trạng sưng bầm

2.2. Giảm sưng sau nâng mũi bằng chườm lạnh và chườm ấm

cách giảm sưng sau nâng mũi
Chườm nóng/lạnh là phương pháp hiệu quả để giảm sưng sau nâng mũi.

Trong 3 ngày đầu tiên, bạn nên sử dụng phương pháp chườm lạnh và chườm nóng trong 4 ngày tiếp theo (có thể sử dụng khăn hoặc tốt nhất là túi chườm). Điều này sẽ giúp vùng mũi của bạn giảm đau, giảm sưng và nhanh chóng hồi phục.

2.3. Uống thuốc theo toa kê của bác sĩ

hướng dẫn giảm sưng sau nâng mũi
Uống thuốc theo toa của bác sĩ sẽ giúp mũi giảm sưng và đau trong những ngày đầu tiên.

Sau khi nâng mũi, ngoài việc dặn dò bệnh nhân về các vấn đề kiêng cữ, bác sĩ sẽ kê một số thuốc nhằm giảm bớt tình trạng đau, sưng bầm trong những ngày đầu tiên. Uống thuốc theo đúng liều lượng mà bác sĩ đã ghi trong toa và tái khám định kỳ theo chỉ định là giải pháp an toàn và hiệu quả nhất trong 6 cách giảm sưng sau nâng mũi.

2.4. Uống 1.5 – 2 lít nước mỗi ngày cũng là cách giảm sưng sau nâng mũi

hướng dẫn cách giảm sưng sau nâng mũi
Nước có lợi cho việc lưu thông máu và nhanh bình phục sau khi phẫu thuật.

Uống nhiều nước mỗi ngày sẽ giúp máu trong cơ thể lưu thông tốt hơn, giải độc và tăng khả năng bình phục của bản thân. Nhờ đó tình trạng sưng bầm của cơ thể cũng sẽ thuyên giảm.

2.5. Bổ sung vitamin, tránh những thực phẩm có hại

giảm sưng bầm sau nâng mũi
Các chất vitamin có lợi trong rau củ, trái cây giúp bổ sung chất dinh dưỡng cho cơ thể.

Ăn uống, bổ sung các chất vitamin có lợi như A, C, E có trong rau củ, trái cây cũng là cách giảm sưng sau nâng mũi hiệu quả. Ngoài ra, bạn cũng nên tránh các loại thực phẩm như thịt bò, cá, rau muống, nếp và các chất kích thích không có lợi cho sức khỏe cũng như vết thương.

2.6. Vận động nhẹ nhàng là cách giảm sưng sau nâng mũi tốt

giảm sưng sau khi nâng mũi
Vận động vừa sức sẽ làm cho cơ thể khỏe mạnh và vết thương nhanh phục hồi.

Mỗi ngày bạn cần dành ra nửa giờ để vận động cơ thể bằng những bài tập nhẹ nhàng. Việc vận động này sẽ giúp tăng sức đề kháng, tăng khả năng lưu thông máu huyết và giúp cơ thể khỏe mạnh hơn.

Tuy nhiên trong quá trình tập bạn nên tránh va chạm mũi vì lúc này cấu trúc mũi đang rất yếu, khi va chạm rất dễ xảy ra nguy cơ nhiễm trùng hoặc biến chứng.

3. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc giảm sưng sau nâng mũi

cách giảm sưng sau nâng mũi
Các yếu tố ảnh hưởng đến việc giảm sưng sau khi nâng mũi.

3.1. Tay nghề của bác sĩ phẫu thuật

Bác sĩ phẫu thuật nâng mũi với tay nghề chuyên môn cao, kỹ thuật và kinh nghiệm lâu năm sẽ có những thao tác chính xác, không xâm lấn. Nhờ đó, khách hàng ít bị tổn thương phần mô mềm và ít sưng hơn.

3.2. Cơ địa của bệnh nhân

Cơ địa của bệnh nhân đóng vai trò quan trọng trong quá trình bình phục và giảm sưng sau nâng mũi.

Tùy theo cơ địa mỗi người, tình trạng sưng bầm sẽ diễn ra không giống nhau, người cơ địa lành tính sẽ có thời gian bình phục nhanh hơn. Ngược lại, cơ thể cần nhiều thời gian hơn để giảm bớt sưng bầm.

3.3. Cách chăm sóc và chế độ ăn uống sau phẫu thuật

Chế độ ăn uống dinh dưỡng và chăm sóc đúng cách giúp cho vết thương nhanh lành. Dù nhỏ nhưng cách chăm sóc và chế độ ăn uống là cách giảm sưng sau nâng mũi quan trọng nhất. Tuy nhiên, chính những yếu tố này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả nâng mũi và tăng nguy cơ xảy ra biến chứng sau khi phẫu thuật.

cách giảm sưng sau nâng mũi
Quá trình chăm sóc ăn uống điều độ sẽ giúp vết thương vùng mũi nhanh chóng bình phục.

4. Một số lưu ý chăm sóc hậu phẫu khác nhằm giảm sưng sau nâng mũi

giảm sưng sau nâng mũi
Chăm sóc sau phẫu thuật cũng vô cùng quan trọng đối với kết quả nâng mũi.

Ngoài 6 cách giảm sưng sau nâng mũi đã nêu trên, bạn cũng cần chú ý một số hoạt động sau:

  • Không nên ăn trái cây quá cứng.
  • Không được chạm tay hoặc sờ nắn mũi sau khi nâng.
  • Hạn chế đeo kính, đeo khẩu trang quá chặt.
  • Theo dõi lịch khám định kỳ đúng ngày để bác sĩ nắm rõ tình trạng mũi của bạn.

5. Giải đáp một số câu hỏi về cách giảm sưng sau nâng mũi

Có thể lăn trứng gà sau nâng mũi được không?

Sau thời gian từ 4 – 5 ngày, bạn có thể sử dụng trứng gà để lăn trên các vùng đang bị bầm trên mũi. Khi lăn bạn chú ý nhẹ nhàng, tránh đè mạnh hoặc va chạm vùng mũi còn đang bình phục.

Nâng mũi bị sưng mắt có sao không?

Việc nâng mũi không chỉ tác động đến mũi mà còn liên quan đến một số bộ phận xung quanh như vùng mắt, khiến những vùng này tích tụ máu bầm dẫn đến sưng phù. Điều này hoàn toàn bình thường nên bạn không cần lo lắng vì vùng mắt sẽ giảm sưng sau 4 – 5 ngày.

Nâng mũi 2 tháng vẫn bị sưng có sao không?

Thông thường tình trạng sưng sẽ giảm trong vòng 2 tuần. Nếu trong vòng 1 tháng chưa giảm sưng thì bạn nên đến trung tâm để bác sĩ kiểm tra lại tình trạng mũi của bản thân.

Sau khi nâng mũi nên ăn gì?

Sau khi nâng mũi, bạn nên ăn các loại rau củ quả bổ sung các chất vitamin có lợi như A, C, E, K, uống nhiều nước lọc và sử dụng các thực phẩm làm từ thịt heo (Axit Amin trong thịt heo có lợi cho quá trình bình phục của bản thân).

Xem thêm: Sửa mũi bị hư: Những điều cần lưu ý và cách khắc phục hiệu quả

6 cách giảm sưng sau nâng mũi trên đây không quá khó để bạn thực hiện tại nhà. Tuy nhiên để hạn chế tối đa sưng bầm, bạn nên lựa chọn một bác sĩ uy tín tay nghề cao để đảm bảo kết quả phẫu thuật được tối ưu nhất nhé.

Bình luận đã bị đóng.

Bài viết liên quan

Bác sĩ Đỗ Quang Khải - CK Phẫu Thuật Thẩm Mỹ Nâng Mũi
Contact Me on Zalo