- Người đăng: Admin BVNA
- Ngày đăng: 16/09/2022
- Cập nhật: 07/11/2022
Cằm là bộ phận quan trọng góp phần tạo nên sự hài hòa và cân đối cho tổng thể khuôn mặt. Khác với cằm V line, cằm lẹm được xem là khuyết điểm mà nhiều người muốn khắc phục. Trong bài viết sau đây, chúng tôi sẽ giúp bạn tìm hiểu cằm lẹm là gì? Cùng với đó là các nguyên nhân và cách cải thiện cằm lẹm tại nhà.

Nội dung bài viết
1. Cằm lẹm là như thế nào?
Cằm lẹm (tên tiếng anh là Receding Chin) là cụm từ dùng để chỉ kiểu dáng cằm bị thiếu độ nhô. So với người bình thường, khuôn mặt của người bị cằm lẹm khá ngắn, thô và không có những đường nét thanh tú.

Một khuôn mặt được cho là tiêu chuẩn khi 3 điểm đỉnh mũi, môi và đỉnh cằm cùng tạo thành một đường thẳng. Ngược lại, người có cằm lẹm thì rất khó đạt được tỉ lệ này bởi cấu trúc xương quá ngắn. Bạn có thể dễ dàng nhận biết ở góc mặt nghiêng.
Mỗi người sẽ có mức độ cằm lẹm nặng/nhẹ khác nhau. Tuy nhiên, tình trạng này không gây ảnh hưởng đến sức nhai, cắn và hay các hoạt động sinh hoạt bình thường.
2. Nguyên nhân gây ra cằm lẹm như thế nào?
Hiện nay, tình trạng bị cằm lẹm đang ngày càng phổ biến ở cả nam lẫn nữ. Vậy nguyên nhân gây nên cằm lẹm là gì?
2.1 Do di truyền, bẩm sinh
Những đột biến bất thường của cấu trúc gen hoặc tổn thương trong quá trình mang thai có khả năng khiến cho phần xương của bé bị biến dạng ngay từ khi còn trong bụng mẹ. Ngoài ra, trong một số trường hợp, người có cằm lẹm còn được chẩn đoán là do bị mắc phải hội chứng Micrognathia.

2.2 Do chấn thương hàm dưới
Cằm lẹm có thể xuất phát từ các chấn thương hay va đập do tai nạn tác động lên làm ảnh hưởng đến sự phát triển của xương hàm dưới.
2.3 Do ung thư răng miệng
Ngoài các nguyên nhân trên, một số vấn đề về răng miệng cũng tác động và gây nên tình trạng cằm bị lẹm. Các bệnh lý về răng miệng có thể kể đến như: tủy răng hoại tử, mất răng khiến cho xương hàm bị tiêu, ung thư miệng,…
3. Cách khắc phục cằm lẹm tại nhà
Theo phong thủy, hầu hết những người bị cằm lẹm thường được xem là có tướng số không tốt, lận đận trong sự nghiệp và tình duyên. Điều này lâu dần tạo nên sự mặc cảm và tự ti trong cuộc sống cho người sở hữu chiếc cằm lẹm. Sau đây là một số cách khắc phục cằm lẹm tại nhà hiệu quả mà không tốn chi phí.
3.1 Massage thường xuyên
Massage là phương pháp đơn giản giúp cải thiện cằm lẹm ngay tại nhà được nhiều người chia sẻ rầm rộ hiện nay. Để tăng hiệu quả, bạn nên kết hợp thêm một loại kem dưỡng hoặc tinh dầu mà mình yêu thích và kiên trì áp dụng trong thời gian dài để thấy được kết quả mong muốn.

- Bài tập massage 1: Mỗi bên dùng 2 ngón tay cái và trỏ đặt ở dưới cằm sao cho tạo thành hình gọng kìm. Ấn và miết với lực vừa phải từ ngoài vào giữa cằm. Động tác này giúp cho da trở nên săn chắc, loại bỏ mỡ thừa và làm phần cằm bị lẹm nhanh thon gọn và hài hòa hơn.
- Bài tập massage 2: Đặt ngón tay cái ở dưới 2 tai rồi ấn và kéo nhẹ vùng mỡ thừa ra tới vùng giữa cằm. Bài tập này hỗ trợ hiệu quả cho việc tuần hoàn máu và hạn chế quá trình lão hóa da.
- Bài tập massage 3: Lấy ngón tay cái đặt ở dưới cằm và miết từ từ ra ngoài theo hướng lên hai bên thái dương. Thực hiện thường xuyên bài tập massage này sẽ giúp cho phần da chùng bên dưới cằm được căng và cằm ngày càng thanh thoát hơn.
- Bài tập massage 4: Cuộn và áp 2 mu bàn tay vào cằm rồi nhẹ nhàng đẩy hai tay về phía tai. Kiên trì massage khoảng 10 phút/lần với 2 – 3 lần/ngày sẽ giúp cho phần xương hàm nhanh thon gọn.
3.2 Luyện tập cơ mặt
Bên cạnh các bài tập massage đơn giản trên, mỗi ngày bạn có thể dành 3 – 5 phút để luyện tập cơ mặt. Điều này sẽ giúp cho cơ được thoải mái, giảm mỡ và làm cằm trở nên thanh thoát và thon gọn nhiều hơn.

- Bài tập 1: Mút chặt hai bên má vào trong và mím môi lại như tạo dáng hình cá. Tiếp đó, ngã đầu về phía sau và vươn cằm về phía trước để cằm và cổ được căng nhất có thể. Nên thực hiện 15 – 20 lần/ngày, mỗi lần khoảng 10 giây.
- Bài tập 2: Há miệng to ra, hạ phần lưỡi cùng răng hàm dưới rồi đẩy ra càng xa càng tốt. Bài tập này giúp cho hàm dưới được kích thích và phát triển tốt hơn. Nên thực hiện 5 – 10 lần/ngày, mỗi lần 3 phút.
4. Các phương pháp chữa cằm lẹm bằng công nghệ hiện đại
Với các trường hợp cằm bị lẹm do bẩm sinh, di truyền thì việc áp dụng các phương pháp khắc phục tại nhà sẽ không thể đạt được kết quả như mong muốn. Lúc này, bạn cần tìm đến các cơ sở thẩm mỹ uy tín để được hỗ trợ. Bác sĩ sẽ dựa vào độ tuổi, tình trạng răng miệng và cằm lẹm như thế nào để chẩn đoán chính xác nhằm đưa ra phương pháp phù hợp.
4.1 Niềng răng
Niềng răng hay chỉnh nha là phương pháp được nhiều người lựa chọn để điều chỉnh hàm trên và hàm dưới sao cho cân đối nhất. Tuy nhiên, nó chỉ phù hợp với các trường hợp cằm bị lẹm ở mức độ nhẹ hoặc trung bình.

Niềng răng ở giai đoạn còn nhỏ tuổi rất được các chuyên gia khuyến khích vì khi đó răng và xương hàm còn đang trong giai đoạn phát triển. Việc niềng răng sẽ can thiệp và ngăn ngừa kịp thời nguy cơ cằm bị lẹm khi trưởng thành.
4.2 Phẫu thuật độn cằm
Độn cằm là một phương pháp thẩm mỹ áp dụng công nghệ hiện đại giúp khắc phục hiệu quả các khuyết điểm về cằm như cằm lẹm, cằm mỏng, cằm ngắn hoặc bị sai lệch về 1 bên. Tùy vào tình trạng của mỗi người mà bác sĩ sẽ áp dụng loại kỹ thuật phù hợp nhất.

Đối tượng được chỉ định: Trên 18 tuổi và không có bất kỳ tiền sử về bệnh lý nghiêm trọng nào như huyết áp, tim mạch hay tâm thần không ổn định.
4.3 Phẫu thuật trượt cằm
Nếu bạn đang gặp phải tình trạng cằm lẹm, ngắn và mong muốn sở hữu một chiếc cằm V line thì trượt cằm là phương pháp hoàn toàn phù hợp với bạn. Đây là một phương pháp làm đẹp từ Hàn Quốc. Thay vì độn cằm bằng silicon thì trượt cằm sẽ dùng sụn tự thân của cơ thể người thực hiện. Để đảm bảo an toàn và hiệu quả, bác sĩ chuyên khoa phải có kỹ thuật chuyên môn cao và giàu kinh nghiệm.

Tham khảo thêm về phương pháp trượt cằm tại Trung tâm thẩm mỹ Dr Khải.
Với những chia sẻ trên đây, chúng tôi hy vọng sẽ giúp bạn biết được cằm lẹm là gì và cách khắc phục nó như thế nào. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc hay cần thăm khám thì hãy liên hệ trực tiếp đến Trung tâm Bác sĩ Khải qua hotline 0923 999 229 để được hỗ trợ nhanh chóng.