Cấu trúc da mặt – Tìm hiểu ngay nếu muốn sở hữu làn da đẹp

Bài viết nổi bật

Nâng mũi S Line 3D giá bao nhiêu? Bảng giá cập nhật mới nhất [2021-2022]

Có nên nâng mũi không? Những điều cần biết trước khi nâng mũi

Rate this post

Sở hữu một làn da đẹp, khỏe mạnh, căng bóng và mịn màng chắc hẳn là mơ ước của nhiều chị em phụ nữ. Tuy nhiên để có được giải pháp chăm sóc và duy trì hiệu quả, bạn cần hiểu rõ hơn về cấu trúc da mặt của mình như thế nào. Hãy theo dõi bài viết này để có cái nhìn rõ hơn về các thành phần, chức năng và bí quyết giúp làn da đẹp hiệu quả nhé.

Tìm hiểu cấu trúc da mặt
Cấu trúc da mặt

Chức năng của da

Da là bộ phận tiếp xúc trực tiếp với môi trường nhiều nhất trong cơ thể, nó không chỉ là vỏ bọc bên ngoài mà còn đảm nhiệm nhiều chức năng khác nhau. Trước khi đi sâu vào chi tiết về cấu tạo da mặt gồm những gì, bạn cần tìm hiểu về chức năng của da như thế nào với các thông tin dưới đây nhé!

Chức năng bảo vệ

Da là lớp nằm ngoài cùng của cơ thể và là nơi tiếp xúc trực tiếp với những tác nhân từ môi trường như nắng, gió, bụi bẩn,…Do đó, da được xem như là một hàng rào giúp chống lại các tác nhân xấu từ bên ngoài để bảo vệ các cơ quan bên trong cơ thể. Chẳng hạn, nhờ các sắc tố Melanin trên da giúp bảo vệ chúng ta khỏi những tia UV khi đi dưới ánh nắng mặt trời.

Chức năng của da mặt
Bảo vệ cơ thể khỏi những tác động từ môi trường xung quanh, ánh nắng mặt trời

Bên cạnh đó, da còn có chức năng giúp cân bằng độ ẩm và ngăn chặn tình trạng cơ thể bị mất nước. Đồng thời là lớp chống thấm và ngăn cản sự xâm nhập của các chất độc tố vào sau bên trong cơ thể.

Điều hòa nhiệt độ

Có thể bạn không tin, nhưng thực tế là da có thể điều hòa nhiệt độ của cơ thể thông qua tuyến mồ hôi và mạch máu ở lớp hạ bì đấy nhé. Vào những ngày trời nắng gắt và nhiệt độ cao, da sẽ tiết mồ hôi ra để làm mát cơ thể. Bên cạnh đó, dưới lớp cấu trúc da mặt còn có lớp mỡ với chức năng cách nhiệt và giúp giữ ấm cho cơ thể khi trời lạnh.

Tiếp nhận cảm giác

Với chức năng này, chắc hẳn ai cũng có thể cảm nhận được nhiệt độ nóng, lạnh hay các phản ứng của cơ thể như đau, nhột, ngứa,… Chính nhờ khả năng tiếp nhận cảm giác này mà cơ thể có thể thích nghi được với ngoại cảnh và tránh được các tác nhân tiêu cực.

Cấu trúc da mặt và chức năng
Da giúp chúng ta cảm nhận được sự đau, ngứa

Chức năng bài tiết

Da là một hệ thống bài tiết của cơ thể giúp loại bỏ các chất thải, độc tố thông qua các tuyến mồ hôi trong da và lỗ chân lông.

Chức năng nội tiết

Một trong những chức năng quan trọng nhất của da đó chính là cung cấp nguồn vitamin D cho cơ thể thông qua việc sản xuất Cholecalciferol ở 2 lớp dưới cùng của thượng bì. Vitamin D được tổng hợp ở da khi tiếp xúc đủ với ánh nắng mặt trời. Điều này cũng rất cần thiết cho sự phát triển của hệ xương.

*** Xem thêm: Cách nhận biết da mặt

Cấu trúc da mặt có mấy phần?

Cấu tạo của da mặt gồm 3 phần chính là lớp biểu bì, lớp hạ bì và lớp trung bì. 3 lớp này hoạt động một cách nhịp nhàng và phối hợp với nhau để định hướng các tế bào, sợi và những cấu trúc vô định khác trên da để tạo nên một làn da đẹp, khỏe mạnh.

Lớp biểu bì – lớp bảo vệ

Lớp biểu bì là lớp trên cùng trong cấu trúc da với chức năng giúp chúng ta tránh khỏi những độc tố, vi khuẩn và giữ nước trong cơ thể. Lớp biểu bì phân hóa thành 5 lớp khác nhau là:

  • Lớp đáy (Stratum basale): Là lớp nằm trong cùng của biểu bì nơi các tết bào Keratinocyte được sản sinh.
  • Lớp gai (Stratum spinosum): Các tết bào keratinocytes sản sinh chất sừng (các sợi protein) và trở nên có hình con suốt.
  • Lớp hạt (Stratum granulosum): Ở đây, quá trình sừng hóa bắt đầu. Các tế bào sẽ sản sinh ra các hạt nhỏ và biến đổi thành chất sừng cùng các lipid biểu bì.
  • Lớp bóng (Stratum lucidum): Các tế bào sẽ bị ép nhẹ, trở nên bằng phẳng và không thể phân biệt được.
  • Lớp sừng (Stratum corneum): Đây là lớp ngoài cùng của biểu bì và là nơi cư trú của các tuyến mồ hôi, bã nhờn. Trung bình, lớp này sẽ có khoảng 20 lớp da và các tế bào chết mỏng. Số lượng và độ dày sẽ phụ thuộc vào từng vùng da khác nhau.
Lớp biểu bì da mặt
Lớp biểu bì

Lớp trung bì – lớp giữa của da

Lớp trung bì là lớp giữa trong cấu trúc của da mặt, liên kết biểu bì và hạ bì. Nó có đặc điểm là rất dày (trung bình từ 0,5 – 4mm). Lớp này có chứa collagen giúp tạo sự săn chắc và elastin giúp tăng đàn hồi cho da. Bên cạnh đó, lớp trung bì còn chứa các mao mạch, nang lông, tế bào thần kinh, tuyến mồ hôi và tuyến bã nhờn.

Chức năng của lớp trung bì:

  • Cung cấp dưỡng chất và oxy cho lớp biểu bì.
  • Điều hòa thân nhiệt thông qua việc tiết mồ hôi và thay đổi tuần hoàn máu.
  • Có chức năng bảo vệ cơ học cho các cấu trúc sâu hơn của da.
  • Quyết định mức độ nhạy cảm của làn da.

Cấu tạo của lớp trung bì:

  • Lớp nhú: Lớp này rất là mỏng, tùy vào từng vùng da mà chúng có thể có hoặc không.
  • Lớp lưới: Là lớp được cấu tạo từ những sợi bó, sợi lưới, sợi keo (elastin) và sợ đàn hồi. Ở những người còn trẻ, các bó sợi này sẽ liên kết chặt chẽ giúp da trở nên săn chắc và đàn hồi. Khi càng lớn tuổi, các liên kết collagen sẽ bị phá hủy nhiều hơn khiến cho da mất đi độ đàn hồi và trở nên nhanh lão hóa, nhăn nheo. Ngoài ra, tại lớp lưới còn chứa các tuyến mồ hôi, tuyến bã, nang lông, dây thần kinh và mạch máu.
cấu tạo da mặt
Cấu tạo của lớp trung bì

Lớp hạ bì – lớp mỡ dưới da

Đây là lớp da được cấu tạo bởi sợi collagen, sợi đàn hồi và các mô liên kết giúp cho làn da được khỏe mạnh, từ đó mang đến sự trẻ trung hơn cho làn da.

Chức năng của lớp hạ bì:

  • Giúp chống lại các tác nhân bên ngoài, vì lớp hạ bì có đặc điểm là một lớp rất dày nên sẽ giúp giảm thiểu sự ảnh hưởng của môi trường bên ngoài. Qua đó những vết thương được lành nhanh chóng hơn.
  • Giúp nuôi dưỡng biểu bì và thải ra các chất không cần thiết nhờ chứa nhiều mao mạch máu.
  • Ngoài ra, hạ bì còn được biết đến là nơi chứa các mao máu bạch huyết, các cơ quan cảm nhận và chân tóc.

Cấu tạo của lớp hạ bì:

  • Lớp đáy (Stratum reticular): Là nơi tiếp giáp với hạ bì có đặc điểm là rộng và dày.
  • Lớp lưới (Stratum papillare): Là nơi tiếp xúc với biểu bì và được định dạng là hình làn sóng.
cấu tạo của da mặt
Vị trí lớp hạ bì

Các loại da và cách nhận biết

Mỗi người sẽ có cấu tạo cơ mặt và làn da khác nhau. Do đó, việc nhân biết mình thuộc loại da nào rất quan trọng trong việc chăm sóc da đúng cách. Về cơ bản, da mặt được chia làm 5 loại chính đó là:

Da nhờn

Đây là loại da rất dễ nhận biết thông qua các đặc điểm như: tiết nhiều dầu bóng (nhất là ở vùng chữ T), mô nhờn dày, lỗ chân lông to, nhiều mụn cám. Ngoài ra, bạn cũng có thể nhận biết bằng cách dùng giấy thấm dầu thấm nhẹ lên trên mặt thì sẽ thấy kết quả là dầu kín trên bề mặt của tờ giấy.

Trên cấu trúc da mặt, vùng chữ T là vùng bao gồm: trán, mũi và cằm. Đây là nơi tiết ra dầu nhiều nhất và làm cho khuôn mặt bạn luôn bóng nhờn.

Loại da nhờn
Da nhờn tiết nhiều dầu bóng ở vùng chữ T

Da thường

Da thường được đánh giá là một làn da khỏe mạnh, có sự cân bằng giữa nước và dầu. Lớp sừng luôn ở trong tình trạng có đầy đủ độ ẩm. Có thể nói, đây là loại da lý tưởng nhất mà mọi chị em mong muốn và việc chăm sóc không quá khó khăn.

Loại da này có độ ẩm vừa phải, không thay đổi quá nhiều và gần như không có bóng dầu hoặc rất ít. Để nhận biết độ nhờn, bạn có thể dùng tay sờ lên mặt hoặc giấy thấm dầu để kiểm tra.

Loại da thường
Da thường có độ ấm vừa phải

Da khô

Da khô thường sẽ mang lại cho bạn cảm giác của sự căng da, các mảng vảy hoặc bong tróc, nhiều nếp nhăn, sần sùi và thô ráp nhất là vào lúc thời tiết hanh khô. Cấu tạo của da mặt loại này rất nhanh bị lão hóa nên bạn cần dành nhiều thời gian để chăm sóc và điều trị thật tốt. Khi dùng giấy thấm dầu thấm lên da bạn sẽ nhìn thấy giấy rất sạch.

Loại da khô
Đặc điểm của người da khô

Da hỗn hợp

Đây là loại da có sự kết hợp giữa hai loại da khô và da nhờn. Theo các chuyên da, da hỗn hợp rất khó để nhận biết vì có chỗ sẽ bị khô hoặc chỗ lại nhiều nhờn. Da hỗn hợp được chia làm hai loại là:

  • Da hỗn hợp thiên về dầu: Dầu thường tập trung nhiều ở vùng trán, cằm, mũi và 2 bên gò má. Các phần da còn lại ở trạng thái khô hoặc bình thường.
  • Da hỗn hợp thiên về khô: Dầu khá ít và chỉ tập trung ở vùng chữ T nhưng với phạm vi nhỏ. Các phần da còn lại trên mặt có đặc điểm là khô (nhất là ở 2 bên vùng má, xương quai hàm).
Loại da hỗn hợp
Da hỗn hợp thiên khô và hỗn hợp thiên dầu

Da nhạy cảm

Đúng như với tên gọi, loại da này rất dễ bị kích ứng bởi bất kỳ sự thay đổi nào. Vào những ngày có khí hậu khô lạnh, da sẽ có hiện tượng bong tróc. Bên cạnh đó, da khá mỏng, dễ bị đỏ rát và bạn có thể thấy rõ các mạch máu. Đặc biệt là rất kén sử dụng mỹ phẩm, dễ nổi mẩn ngứa hoặc thậm chí là viêm nhiễm nếu sử dụng dòng sản phẩm không phù hợp.

Loại da nhạy cảm
Da nhạy cảm dễ bị kích ứng với bất kỳ sự thay đổi nào

*** Thông tin về: Số đo 3 vòng chuẩn

Cách sở hữu làn da đẹp tại nhà

Da rất dễ bị mất nước, nhất là vùng cấu trúc của da mặt vì phải thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng mặt trời trong thời gian dài. Điều này, khiến cho da nhanh khô, nhăn nheo và thiếu sức sống. Do đó, để bảo vệ làn da của mình khỏi những vấn đề không mong muốn, chị em nên thường xuyên chăm sóc và bảo vệ làn da hợp lý.

  • Chế độ dinh dưỡng khoa học: Một chế độ dinh dưỡng hợp lý cùng với luyện tập thể dục thể thao thường xuyên sẽ góp phần kéo dài tuổi xuân tươi trẻ cho làn da.
  • Bổ sung đầy đủ nước: Đây là điều rất cần thiết vì nước chiếm tới 70% trọng lượng của cơ thể. Mỗi ngày, bạn nên uống khoảng 2l nước để có một cơ thể khỏe mạnh và làn da mịn màng, tràn đầy sức sống.
  • Tẩy trang trước khi đi ngủ: Vì buổi tối là khoảng thời gian nghỉ ngơi tốt nhất cho da. Nếu bạn để mặt còn trang điểm rồi ngủ qua đêm thì sẽ gây tắc lỗ chân lông và gây nhiều mụn hơn.
  • Chống nắng cho da: Để giúp ngăn chặn các tia UVA, UVB có trong ánh nắng mặt trời vì các tia này có khả năng gây ra nếp nhăn, đồi mồi cùng các vấn đề nghiêm trọng khác.
  • Ngủ đủ giấc: Bạn hãy tập thói quen ngủ đủ giấc 8 tiếng/ngày để hạn chế các tình trạng làm cho bạn già đi như da bị chảy xệ, nhiều bọng mắt, mụn,…

**XEM THÊM: Phương pháp căng da trán tại Trung tâm Thẩm mỹ Bác sĩ Khải

Hy vọng rằng, với những kiến thức về cấu trúc da mặt trên đây sẽ giúp bạn có thể hiểu hơn về làn da của mình và qua đó có được chế độ chăm sóc phù hợp. Nếu bạn có bất kỳ vấn đề nào cần được tư vấn về làm đẹp thì đừng ngần ngại mà liên hệ ngay cho Bác Sĩ Khải qua hotline 0923 999 229 để được hỗ trợ tốt nhất nhé!

Bác sĩ Khải

Bác sĩ Đỗ Quang Khải

- Là một trong những người thuộc top bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ tại Việt Nam. Có thể nói Dr Khải chính là người đã mang cơn sốt L-line phủ sóng khắp Sài Gòn.

- Hoàn thành xuất sắc khóa học về phẫu thuật tạo hình và thẩm mỹ tại Đại học Tennessee Hoa Kỳ, bác sĩ Khải đồng thời còn có hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thẩm mỹ

- Bác sĩ Khải đã từng công tác tại bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM – khoa Tạo Hình Thẩm Mỹ (một trong những bệnh viện danh tiếng hàng đầu Việt Nam), hiện là giám đốc chuyên môn trung tâm thẩm mỹ Bác sĩ Khải.

Bài viết liên quan

Bác sĩ Đỗ Quang Khải - CK Phẫu Thuật Thẩm Mỹ Nâng Mũi
Contact Me on Zalo