- Người đăng: Admin BVNA
- Ngày đăng: 01/09/2021
- Cập nhật: 22/09/2022
Nâng mũi ngày nay là hình thức làm đẹp được đa số các khách hàng lựa chọn nhưng bên cạnh đó cũng có một số trường hợp rất ít xảy ra là tình trạng mũi bị nhiễm trùng sau khi nâng. Những dấu hiệu nào là dấu hiệu nhiễm trùng sau khi nâng mũi, nguyên nhân do đâu và làm cách nào để khắc phục tình trạng này? Bài viết sau đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này.
Nội dung bài viết
1. Dấu hiệu nhiễm trùng mũi sau phẫu thuật
Mũi bị nhiễm trùng là trường hợp rất ít gặp phải trong quá trình nâng mũi. Từ khâu nâng mũi đến khâu hậu phẫu, mỗi bước đều rất quan trọng và ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả nâng mũi.
Dưới đây là những dấu hiệu nhiễm trùng sau khi nâng mũi cơ bản bạn nên tìm hiểu để biết cách xử lý để tránh tình trạng đáng tiếc xảy ra.
>> Bài viết liên quan: Nâng mũi có để lại di chứng không? Các biến chứng thường gặp sau sửa mũi
1.1. Cơ thể bị nóng sốt
Do cơ thể bạn chưa thích nghi với các thành phần sụn dùng để tái tạo mũi nên bạn sẽ cảm thấy khó chịu trong một vài ngày đầu. Nếu sau 3-5 ngày nâng mũi bạn vẫn còn cảm giác khó chịu đó có thể là dấu hiệu nhiễm trùng sau khi nâng mũi. Một trong những dấu hiệu phổ biến nhất của nhiễm trùng sau phẫu thuật nâng mũi là khi cơ thể bạn bắt đầu nóng lên sốt
1.2. Mũi bị sưng bầm, tím
Dấu hiệu nhiễm trùng sau khi nâng mũi đầu tiên đó là mũi sưng, bầm tím.
Đa số khách hàng sau khi nâng mũi sẽ bị sưng bầm tím vì khi nâng mũi sẽ được tác động vào các mô mềm nên dẫn đến tình trạng sưng bầm tím. Nhưng đừng lo lắng vì hiện tượng này chỉ xảy ra tầm vài ngày là hết. Nếu trường hợp mũi sưng bầm không có dấu hiệu giảm bớt đi thì bạn nên đến địa chỉ mình nâng mũi tiến hành khám và kiểm tra lại vì có thể đây là dấu hiệu nhiễm trùng sau khi nâng mũi.
>> Có thể hữu ích với bạn: Những cách làm giảm sưng sau khi nâng mũi hiệu quả nhất

1.3. Mũi bị chảy dịch
Dấu hiệu nhiễm trùng sau khi nâng mũi thường gặp thứ 2 đó là mũi chảy dịch.
Nếu trường hợp mũi bị chảy dịch hoặc máu mủ thì bạn nên đến địa chỉ mình nâng mũi tiến hành khám và kiểm tra lại. Có thể do vết thương không được băng bó đúng cách hoặc quá trình thực hiện phẫu thuật không được sát khuẩn an toàn tạo điều kiện thuận lợi vi khuẩn có hại thâm nhập vào.

>> Có thể bạn quan tâm: Nâng mũi bao lâu mới đẹp mũi gom lại hết sưng?
1.4. Mũi bị méo, lệch và đau nhức
Dấu hiệu nhiễm trùng sau khi nâng mũi thứ 3 có thể xảy ra đó là mũi bị méo, lệch và đau nhức.
Nguyên nhân mũi bị lệch, méo, đau nhức có rất nhiều nguyên nhân nhưng có 2 nguyên nhân khiến mũi bạn rơi vào tình trạng này:
- Thứ nhất: do bác sỹ thực hiện việc nâng mũi sai kỹ thuật hoặc sụn nâng mũi kém chất lượng.
- Thứ hai: có thể bạn vô tình làm va chạm mạnh vào mũi khi mũi còn chưa hoàn thiện đang trong quá trình nẹp cố định.
Việc mũi bị lệch, méo, đau nhức là những biểu hiện khá nghiêm trọng ảnh hưởng trực tiếp tới dáng mũi. Bạn cần đến địa chỉ mình nâng mũi để bác sỹ tiến hành khám, chỉnh sửa mũi. Nếu có những biến chứng khác thì bác sỹ tiến hành xử lý ngay để tránh gây ra nguy hiểm cho bản thân.
> Xem thêm: Chỉnh sửa mũi bị lệch: Phân Biệt, Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục
> Xem thêm: Nâng mũi sửa lại

1.5. Mũi chuyển sang màu đen đậm
Nếu mũi bạn có biểu hiện chuyển sang màu đen đậm thì đây là biểu hiện nguy hiểm của dấu hiệu nhiễm trùng sau khi nâng mũi. Do các tế bào xung quanh bị chết đi nên trở thành màu đen và làm mũi bạn bị nhiễm trùng nặng.
>>Tham khảo: Cách khắc phục khi nâng mũi bị cao quá

2. Nguyên nhân dẫn đến mũi bị nhiễm trùng sau nâng
Có nhiều dấu hiệu nhiễm trùng sau khi nâng mũi xảy ra, vậy nguyên nhân cụ thể là gì?
Theo đúng mà nói mũi sau khi nâng bị nhiễm trùng có tỷ lệ rất thấp, tuy nhiên vẫn sẽ có khách hàng bị nhiễm trùng bởi những yếu tố sau:
- Một ca phẫu thuật có thành công hay không nguyên nhân đầu tiên là tay nghề bác sĩ. Nếu bác sĩ không có tay nghề cũng như không có kinh nghiệm thì trong quá trình phẫu thuật không khéo léo sẽ gây tổn thương nhiều, dẫn đến nguy cơ nhiễm trùng sau khi nâng mũi cao.
- Bên cạnh việc tay nghề bác sĩ thì việc vô trùng dụng cụ và trang phục mổ là việc hết sức quan trọng. Nhưng hiện nay, các cơ sở thẩm mỹ mở ra lại không xem trọng việc này nên gây nguy cơ bị nhiễm trùng sau khi nâng mũi cao.
- Sử dụng sụn kém chất lượng cũng là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng mũi bị nhiễm trùng sau khi nâng mũi và tự đào thải sau một thời gian sử dụng.
- Một trong những lý do mà hầu như mọi người không quan tâm nhiều đó là việc chăm sóc sau hậu phẫu. Sau khi nâng mũi bạn cần thực hiện theo đúng lời dặn bác sĩ. Vệ sinh vết thương thường xuyên và đúng cách. Không sử dụng rượu bia hay các chất kích thích. Kiêng cữ trong ăn uống và uống thuốc theo chỉ định,… để không bị nhiễm trùng sau khi nâng mũi.
- Cơ địa đề kháng với kháng sinh cũng một phần gây ra nguyên nhân làm nhiễm trùng sau khi nâng mũi. Vì cơ thể đề kháng với kháng sinh nên việc uống thuốc kháng sinh vào sẽ không tiêu diệt hoặc ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn nên tình trạng sưng và chảy dịch tiếp tục kéo dài.
3. Cách xử lý nhiễm trùng sau nâng mũi
Tình trạng nhiễm trùng sau khi nâng mũi là trường hợp rất nghiêm trọng nhưng bên cạnh đó cũng có cách giải quyết. Khi có dấu hiệu nhiễm trùng sau khi nâng mũi tuỳ theo tình trạng mà bác sĩ sẽ áp dụng phương pháp nào cho phù hợp:
- Trường hợp nếu vết thương chỉ bị sưng đỏ thì chỉ cần uống kháng sinh là có thể điều trị được.
- Trường hợp máu tụ muộn cũng gây tình trạng viêm, nhiễm trùng sau khi nâng mũi, trường hợp này chỉ cần hút máu tụ ra là được.
- Trường hợp nhiễm trùng sau khi nâng mũi tái đi tái lại thường xuyên thì bác sĩ sẽ tiến hành tháo sụn. Với những trường hợp bắt buộc phải tháo sụn tránh mũi bị hoại tử thì vết thương sẽ được khâu lại và chờ vết thương lành lại mới tiến hành phẫu thuật lại mũi mới. Thời gian phẫu thuật lại mũi mới phải chờ vết thương lành ít nhất 6 tháng trở lên.
>> Xem thêm: Nâng mũi bao lâu thì lành? Lưu ý chăm sóc hậu phẫu để mũi mau lành

4. Cách giảm thiểu nguy cơ nhiễm trùng sau nâng mũi
Để hạn chế xảy ra các dấu hiệu nhiễm trùng sau khi nâng mũi, mọi người nên tuân thủ theo những hướng dẫn của bác sỹ để có được chiếc mũi hoàn hảo. Bên cạnh những nguyên nhân vừa nêu bên trên thì chế độ ăn uống sinh hoạt cũng dẫn đến tình trạng mũi bị dị ứng hoặc biến chứng. Vì vậy nên tìm hiểu cũng như tham khảo ý kiến bác sĩ thật kỹ tránh tình trạng không đáng tiếc xảy ra.
Thẩm mỹ viện Dr Khải đã có nhiều năm kinh nghiệm trong việc phẫu thuật thẩm mỹ, xử lý nhiễm trùng sau khi nâng mũi. Khi tiến hành phẫu thuật cho một khách hàng nào, ông đều tư vấn kỹ càng, hướng dẫn cụ thể để đem lại kết quả hoàn hảo nhất cho khách hàng. Lựa chọn trung tâm Dr. Khải để thực hiện nâng mũi sẽ giúp khách hàng an tâm hơn trong cả quá trình trước, trong và sau phẫu thuật.

Nhận biết sớm những dấu nhiễm trùng sau khi nâng mũi sẽ giúp bạn khắc phục sớm những hậu quả xấu. Sau khi nâng mũi nếu cảm thấy chiếc mũi có những bất thường, nghi ngờ dấu hiệu nhiễm trùng, khách hàng cần nhanh chóng đến các cơ sở khám chữa bệnh, thẩm mỹ viện uy tín để được bác sĩ thăm khám, chỉ định chỉnh sửa.
Hình ảnh khách hàng tại Dr Khải





Thông tin bài viết được tham khảo từ các nguồn uy tín sau
Risks and complications in rhinoplasty https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3199839/ (Ngày truy cập 20/05/2021)
Postoperative sequelae and complications of rhinoplasty https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/3320872/ (Ngày truy cập 20/05/2021)
How to Tell If You Have an Infection Following Surgery https://www.healthline.com/health/signs-of-infection-after-surgery (Ngày truy cập 20/05/2021)
Unusual and fatal complications of rhinoplasty https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/6337589/ (Ngày truy cập 20/05/2021)
INFECTION AFTER RHINOPLASTY https://journals.lww.com/plasreconsurg/citation/1983/03000/infection_after_rhinoplasty.37.aspx (Ngày truy cập 20/05/2021)