- Người đăng: Admin BVNA
- Ngày đăng: 30/08/2021
- Cập nhật: 22/09/2022
Ngày nay hầu hết các khách hàng đến với thẩm mỹ viện Dr Khải đều mong muốn mũi nâng phải cho thật cao. Nhưng tất cả đều không hề nhận ra rằng nâng mũi bị cao quá sẽ gây ra những tác hại và nguy hiểm cho mình. Vì vậy, chúng ta cùng nhau tìm hiểu sâu vào vấn đề xem mũi nâng cao quá sẽ gặp những nguy hiểm tác hại nào? Và cách khắc phục những tác hại nguy hiểm đó như thế nào?

Nội dung bài viết
1. Ảnh hưởng của nâng mũi bị cao quá
Nâng mũi là kỹ thuật đưa chất liệu sụn nhân tạo vào bên trong mũi và để sụn bám sát vào xương mũi tạo mũi có độ cao sóng mũi và độ dài đầu mũi. Tuy nhiên mũi chỉ đẹp tự nhiên khi được nâng vừa phải. Nếu nâng mũi bị cao quá thì da mũi sẽ bị kéo dãn nhiều hơn và đồng thời các mạch máu sẽ bị chèn ép nhau dẫn đến tình trạng da mũi sẽ mỏng và bị bóng đỏ sau thời gian sử dụng.
Tình trạng nâng mũi bị cao quá sẽ gây ra những tác hại nguy hiểm khôn lường. Về mặt tinh thần sẽ gây mất tự tin với người đối diện. Về mặt sức khoẻ sẽ gây tình trạng thiếu máu, hoại tử, viêm đầu mũi, thủng đầu mũi, lộ sóng đầu mũi sau thời gian.
1.1. Gây mất thẫm mỹ
Một trong những tác dụng phụ của việc nâng mũi bị cao quá là làm thay đổi diện mạo tổng thể của khuôn mặt. Những dáng mũi cao tự nhiên, hài hòa, thanh thoát sẽ phù hợp với khuôn mặt của người châu Á hơn là những dáng mũi có phần quá cao. Do đó, nhiều người đã nâng mũi cao quá sẽ cảm thấy hối hận và thiếu tự tin trong các hoạt động giao tiếp hàng ngày.
1.2. Lệch sống mũi
Nếu nâng mũi bị cao quá thì sống mũi bị lệch là biến chứng thường gặp. Chất liệu sụn khi được cấy vào mũi sẽ khó có thể định vị đúng vị trí như mong muốn. Hơn nữa, nếu muốn có một dáng mũi cao đòi hỏi phải có một chất liệu sụn dày, kích thước lớn để tạo sức ép xuống cấu trúc mũi, đặc biệt là vách ngăn, làm vẹo vách và làm lệch sống mũi.
1.3. Mũi bị bóng đỏ
Nâng mũi bị cao quá gây nên tình trạng mũi bị bóng đỏ. Đây là một trong những biến chứng phổ biến nhất khi lựa chọn dáng mũi không phù hợp với. Nâng mũi cao quá làm cho vùng da mũi bị bóng đỏ, nếu tình trạng này kéo dài có thể làm cho da mũi ngày càng mỏng hơn, dẫn đến tình trạng sưng đau, căng tức, tệ hơn có thể bào mòn và sụn nâng bị lòi ra ngoài.
>> Xem thêm: Nhận biết dấu hiệu nhiễm trùng sau khi nâng mũi và cách xử lý
1.4. Biến chứng tụt sụn
Thủng đầu mũi là một biến chứng tiềm ẩn khác của việc sử dụng vật liệu cấy ghép quá lớn. Khi sử dụng sụn nhân tạo trong nâng mũi, phần sụn có xu hướng sa xuống theo thời gian, tạo áp lực lên đầu mũi. Quá trình này sẽ được đẩy nhanh hơn nếu bạn chọn nâng mũi bị cao quá bằng chất liệu sụn không đáng kể, dẫn đến khả năng bóng đỏ và thủng đầu mũi.
Vì vậy, để đẹp và an toàn sức khoẻ thì các khách hàng nên lựa chọn mình dáng mũi và nâng cho phù hợp với cấu trúc mình. Đừng tham lam mà nâng mũi cao quá sẽ làm ảnh hưởng đến sức khoẻ và hơn nữa sẽ tự biến mình thành thảm họa của phẩu thuật thẩm mỹ.

Có thể bạn quan tâm: Nâng mũi bị lệch phải làm sao? Các phương pháp chỉnh sửa mũi bị lệch
2. Nguyên nhân nâng mũi bị cao
Do nhu cầu khách hàng
Rất nhiều chị em khi đến nâng mũi tại Trung tâm Bác sĩ Khải đều mong muốn nâng mũi cao tây và cho rằng dáng mũi càng cao thì sẽ càng đẹp và sang trọng. Nhưng sự thật dáng mũi đẹp là dáng mũi hài hòa với khuôn mặt. Vì thế, nhiều người đã phải nâng mũi lần 2 để khắc phục tình trạng sống mũi bị lộ do nâng mũi bị cao quá.
Do tay nghề của bác sĩ
Những bác sĩ có tay nghề giỏi, có tâm với nghề sẽ không phẫu thuật vì mục đích chạy theo lợi nhuận. Một bác sĩ giỏi phải dựa theo tình trạng mũi của khách hàng từ đó thiết kế được dáng mũi phù hợp nhất về mặt thẫm mỹ và về phong thủy.
>> Xem thêm: Nâng mũi xong phải kiêng gì? Nâng mũi kiêng ăn bao lâu để mũi nhanh hồi phục?
3. Cách khắc phục tình trạng nâng mũi bị cao quá
Để đảm bảo tính thẩm mỹ và an toàn cho bản thân thì khi đi nâng mũi, bạn nên tìm hiểu thật kỹ. Không nên nâng mũi cao quá để tránh những tình trạng đáng tiếc xảy ra.
Và để khắc phục tình trạng nâng mũi bị cao quá, trước tiên bạn cần đến các cơ sở thẩm mỹ uy tín để tiến hành nâng mũi sửa lại.
Trước tiên, bác sỹ tiến hành kiểm tra và tư vấn đưa ra phương pháp sửa mũi bị hư phù hợp với tình trạng mũi.
Khi thực hiện kỹ thuật chỉnh sửa mũi thì bác sĩ sẽ tiến hành gây tê và truyền giảm đau để bắt đầu thực hiện sửa mũi.
Tiếp theo bác sĩ sẽ rạch một đường mổ ở trong mũi để lấy sụn mũi cũ ra và thay vào đó bằng sụn nâng mũi mới đã được sửa. Sau đó, gọt sao cho phù hợp với cấu trúc mũi. Và cuối cùng mũi sẽ được khâu lại bằng chỉ thẩm mỹ.

>> Xem thêm: Nâng mũi có để lại di chứng không? Các biến chứng thường gặp sau sửa mũi
4. Địa chỉ sửa mũi cao quá an toàn và uy tín
Hiện nay cơ sở thẩm mỹ trên thị trường rất nhiều đồng thời cũng có một số cơ sở thẩm mỹ không có giấy phép hoặc những bác sĩ đứng ra phụ trách không có chuyên môn kinh nghiệm.
Khi mũi bạn gặp phải trường hợp nâng mũi bị cao quá thì bạn nên tìm hiểu lựa chọn cơ sở thẩm mỹ uy tín, bác sĩ tay nghề cao. Tránh đi bừa khiến tiền mất tật mang, mất cả thời gian đi tới lui thực hiện thẩm mỹ và cả thời gian kiêng cữ nghỉ dưỡng.
Nằm trong danh sách những cơ sở thẩm mỹ trên thị trường thì Thẩm mỹ viện Dr Khải là cơ sở thẩm mỹ uy tín chất lượng được các chị em toàn quốc đặc niềm tin, chuyên khắc phục các tình trạng nâng mũi bị cao quá khiến chị em mất tự tin.
Dr. Khải đã từng:
- Tốt nghiệp ĐH Y Dược.
- Học chuyên ngành phẫu thuật tạo hình và thẩm mỹ tại ĐH Tennessee.
- Học bằng chuyên khoa I tại ĐH Y Khoa Phạm Ngọc Thạch.
- Và ông từng tham dự ISAP 2016 cùng các chuyên gia phẫu thuật thẩm mỹ hàng đầu thế giới.






Hy vọng qua bài viết trên, bạn đã phần nào hiểu được hơn về những tác hại và cách khắc phục về trường hợp nâng mũi bị cao quá. Lắng nghe tư vấn của chuyên gia và lựa chọn kỹ lưỡng trung tâm thực hiện thẩm mỹ để tránh xảy ra những tình trạng đáng tiếc.
Thông tin bài viết được tham khảo từ các nguồn uy tín sau
Postoperative sequelae and complications of rhinoplasty https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/3320872/ (Ngày truy cập 25/08/2021)
Nasal and facial analysis https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/20206737/ (Ngày truy cập 25/08/2021)
Risks and complications in rhinoplasty https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3199839/ (Ngày truy cập 25/08/2021)
Rhinoplasty https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/14516187/ (Ngày truy cập 25/08/2021)
Common technical causes of the failed rhinoplasty
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/22872554/ (Ngày truy cập 25/08/2021)