- Người đăng: Branding Go
- Ngày đăng: 07/11/2022
- Cập nhật: 10/11/2022
Trong hàng trăm vấn đề mà phụ nữ gặp phải khi mang thai và sinh con, rạn da sau sinh luôn là nỗi lo lắng của các mẹ bởi chúng không chỉ gây cảm giác khó chịu mà còn làm mất thẩm mỹ khiến các mẹ tự ti với ngoại hình của mình. Vậy nguyên nhân rạn da bụng xuất phát từ đâu? Có cách nào trị rạn bụng sau sinh không? Tất cả thông tin sẽ có trong bài viết dưới đây!

Nội dung bài viết
Tình trạng rạn bụng sau sinh là gì?
Rạn da bụng là tình trạng xảy ra rất phổ biến ở phụ nữ sau sinh. Có thể hiểu, trong quá trình mang thai, các bộ phận trên cơ thể người mẹ sẽ có những thay đổi để tạo điều kiện tốt nhất cho sự phát triển của thai nhi, đặc biệt là vùng bụng.
Bên dưới lớp da là các mô hỗ trợ cho việc đàn hồi. Khi bụng mẹ càng lớn, các mô này sẽ tăng sinh (hay được gọi là kéo giãn) theo độ căng của kích thước bào thai để thích nghi theo từng giai đoạn thai kỳ. Tuy nhiên, với những trường hợp làn da không bắt kịp với tốc độ phát triển của cơ thể mẹ thì các vết rạn sẽ xuất hiện dẫn đến sau sinh sẽ để lại làn da bụng rạn.
Trên thực tế, rạn bụng là vấn đề hết sức bình thường mà phụ nữ gặp phải trong quá trình mang thai và sinh con. Nó không đại diện hay biểu hiện cho một vấn đề sức khỏe nào đó. Tuy nhiên, do kém thẩm mỹ nên nó có thể khiến bạn chán ghét, tự ti về chiếc bụng của mình và không dám diện những chiếc áo hay đầm gợi cảm. Do đó, việc tìm cách trị rạn bụng sau sinh luôn được các mẹ bỉm quan tâm để lấy lại diện mạo hoàn hảo nhất.

*** Xem thêm: Phương pháp nâng mũi tự nhiên tại Bác sĩ Khải
Biểu hiện bụng rạn sau sinh thường thấy
Như đã đề cập ở trên, các vết rạn có thể xảy ra ở nhiều bộ phận trên cơ thể như mông, ngực, đùi, cánh tay… chứ không chỉ riêng ở bụng với dấu hiệu rõ rệt là đường rãnh màu đỏ hoặc tím chạy dọc theo chiều dài của bụng mà bạn có thể quan sát ở hình ảnh bên trên. Tình trạng này thường kèm theo cảm giác căng tức, ngứa ngáy và bong tróc vảy do da đang bị khô căng quá mức gây cho mẹ cảm giác khó chịu và bất tiện.
Nguyên nhân dẫn đến rạn da bụng
Thứ nhất, tăng cân quá nhanh trong quá trình mang thai
Đây được xem là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tình trạng bụng rạn đen sau sinh. Trong giai đoạn này, cơ thể mẹ sẽ được bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng để thai nhi có thể phát triển một cách tốt nhất dẫn đến cân nặng tăng liên tục qua từng tháng và kích thước các bộ phận trên cơ thể sẽ tăng nhanh chóng. Bề mặt da bị kéo dãn nhanh làm đứt gãy các sợi collagen và elastin tạo nên các vết rạn nứt khi mang thai.
Thứ hai, do di truyền
Không ít các trường hợp rạn da bụng sau sinh có nguyên nhân xuất phát từ yếu tố di truyền và cấu trúc da. Nếu trong gia đình có thành viên bị rạn da từ nhỏ thì khả năng mẹ bị bụng rạn sau sinh là khá cao. Trên thực tế có không ít người trên cơ thể, đặc biệt là ở đùi, bụng đã xuất hiện những vết rạn màu trắng từ khi còn bé.
Thứ ba, độ tuổi mang thai của mẹ
Độ tuổi mang thai thường ảnh hưởng đến cấu trúc da. Nếu bạn mang thai ở độ tuổi quá trẻ, khi đó, cấu trúc da chưa được ổn định nên dễ tổn thương dẫn đến tình trạng bụng rạn rất dễ xuất hiện. Trường hợp ngược lại, nếu mang thai ở độ tuổi quá lớn, cùng với quá trình lão hóa tự nhiên của cơ thể, độ đàn hồi của làn da đã bị giảm sút nghiêm trọng.

Thứ tư, vận động ít
Trong quá trình mang thai, tập thể dục đều đặn với các bài tập hợp lý được xem là yếu tố quan trọng giúp tăng cường sức khỏe của mẹ và sự phát triển cho bé. Khi cơ thể được vận động, tuần hoàn máu diễn ra tốt hơn, cơ và da được giãn nở để thích nghi với sự kéo căng sau này. Do đó, các mẹ bầu thường xuyên vận động trong quá trình mang thai sẽ có nguy có bị rạn bụng ít hơn người không luyện tập.
Thứ năm, làn da thiếu dưỡng chất
Có thể bạn chưa biết, việc bạn thuộc loại da gì cũng ảnh hưởng đến rạn bụng sau sinh. Cụ thể, với các mẹ da khô, cấu trúc sợi collagen và elastin rất yếu nên dễ bị rạn hơn so với loại da dầu. Chính vì thế mà trong thực tế, tốc độ lão hóa của da khô cũng sẽ nhanh hơn.
Thông thường, các mẹ sẽ quan tâm hơn đến việc chăm sóc da mặt mà bỏ qua các bộ phận khác. Tuy nhiên, khi vùng da bụng, đùi, mông… không đủ độ ẩm, thiếu dinh dưỡng thì các vết rạn có nguy cơ xuất hiện rất cao.
Phương pháp trị rạn bụng sau sinh hiệu quả tại nhà
Hiểu được vấn đề lo lắng của các mẹ, dưới đây, chúng tôi sẽ gợi ý một số cách trị rạn bụng sau sinh đơn giản, hiệu quả tại nhà. Tuy nhiên, các bạn cần lưu ý rằng thời gian điều trị các vết rạn da hiệu quả nhất là khi chúng mới xuất hiện, tức là còn có màu hồng hay đỏ nhạt.
Nha đam
Nha đam là một trong những loại cây được dùng phổ biến trong làm đẹp, chăm sóc da. Do đó, những người đang đối mặt với tình trạng da nhăn nheo, rạn bụng sau sinh thì đây là một giải pháp rất hữu hiệu giúp cải thiện hiệu quả.
Hãy trộn đều ½ chén nhỏ đầu dừa nguyên chất, ⅓ chén nhỏ nha đam đã xay nhuyễn với nhau rồi bôi hỗn hợp này lên vùng da bị rạn và kết hợp xoa bóp nhẹ nhàng. Sau 15, rửa lại bằng nước ấm. Để nhanh chóng thấy được hiệu quả, bạn nên thực hiện điều đặn phương pháp này vào mỗi buổi tối trước khi đi ngủ.

Dầu oliu
Trị rạn bụng sau sinh bằng dầu oliu là phương pháp tự nhiên được rất nhiều mẹ bầu tin tưởng. Bên trong dầu oliu giàu hàm lượng vitamin E và các thành phần chống oxy hóa mạnh giúp dưỡng ẩm, cung cấp dinh dưỡng cho da, ngăn chặn hình thành vết nhăn và rạn da hiệu quả. Đồng thời, vitamin E còn là có khả năng kích thích sản sinh collagen giúp làn da thêm săn chắc cũng như tăng độ đàn hồi.

Do đó, để cải thiện rạn bụng sau sinh, bạn hãy thực hiện theo các bước sau đây:
- Dùng 1 – 2 thìa dầu oliu thoa trực tiếp lên vùng bụng cũng như là vùng da có nguy cơ bị rạn.
- Massage nhẹ nhàng theo hình xoắn ốc để các chất được thẩm thấu nhanh vào da.
- Thực hiện trong 10 phút rồi rửa sạch lại bằng nước ấm.
Mật ong
Mật ong được biết đến là “thần dược” cho làn da. Thành phần antioxidants giúp chống oxy hóa hiệu quả, ngăn ngừa tình trạng lão hóa, tái tạo sợi collagen bị đứt, gãy và làm mờ các vết rạn nhanh chóng.

Cách thực hiện:
- Dùng từ 2 – 3 muỗng mật ong nguyên chất.
- Làm sạch vùng da cần trị rạn và thoa mật ong lên. Sau đó, chờ khoảng 15 phút rồi rửa lại với nước ấm.
- Duy trì thực hiện 3 lần/tuần để thấy được hiệu quả cải thiện rõ rệt.
Lòng trắng trứng
Lòng trắng trứng được xem là phương pháp tự nhiên giúp cải thiện tình trạng rạn bụng sau sinh của các mẹ bầu. Trong lòng trắng trứng chứa protein giúp tái tạo làn da bị rạn, collagen giúp làm giảm sự xuất hiện của các vết rạn, axit amin giúp phục hồi và mang đến làn da mịn màng, chất chống oxy hóa giúp chống lại các gốc tự do và các vitamin giúp làm tăng độ đàn hồi.
Tùy vào vùng da bị rạn ít hay nhiều mà bạn sẽ chuẩn bị số lượng lòng trắng vừa đủ và thực hiện theo các bước sau:
- Lấy lòng trắng trứng và đánh cho đến khi nó mềm ra.
- Dùng ngón tay hoặc cọ trang điểm để thoa lòng trắng trứng lên vùng da bị rạn.
- Để trong vòng 15 phút cho dung dịch khô rồi rửa sạch lại bằng nước ấm.
- Dùng một lượng kem dưỡng ẩm để massage lên vùng da bị rạn.
*** Thông tin dịch vụ: Phương pháp căng da mặt thẩm mỹ
Dầu dừa
Từ lâu, dầu dừa vẫn luôn được xem là “thần dược” dưỡng da tự nhiên dễ sử dụng và lành tính. Với thành phần chứa nhiều vitamin E, dầu dừa giúp chống lão hóa da, tăng cường độ co giãn, ngăn ngừa và hạn chế bụng rạn đen sau sinh.

Cách thực hiện:
- Đổ một ít dầu dừa lên và thoa đều trong lòng bàn tay.
- Dùng bàn tay đó thoa và massage nhẹ nhàng lên vùng bụng rạn để tinh dầu được thấm sau vào da.
- Thực hiện đều đặn 2 – 3 lần/ngày để thấy hiệu quả tốt nhất.
Nghệ tươi và sữa chua không đường
Sữa chua không chỉ là một loại thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa mà còn có công dụng tuyệt vời giúp chăm sóc da. Bên trong sữa chua có nhiều axit lactic, vitamin giúp tăng đề kháng cho da, cung cấp độ ẩm, làm trắng và hỗ trợ mờ rạn hiệu quả. Điều này sẽ tuyệt vời hơn khi bạn kết hợp sữa chua và nghệ tươi.

Cách thực hiện:
- Làm sạch ½ củ nghệ tươi, giã nát và trộn cùng sữa chua không đường.
- Vệ sinh vùng da cần trị rạn rồi thoa hỗn hợp đó lên và giữ trong vòng 15 phút.
- Sau cùng, bạn hãy rửa sạch vùng da bằng nước ấm và duy trì thực hiện cách này 2 – 3 lần/tuần.
Nước cốt chanh
Chanh là loại quả thuộc họ cam quýt, rất mọng nước và có vị chua. Nó thường được ứng dụng phổ biến trong chiết xuất dược mỹ phẩm làm đẹp và chăm sóc sức khỏe. Với hàm lượng dưỡng chất dồi dào, chanh mang đến nhiều tiện ích, nhất là điều trị rạn bụng sau sinh của các mẹ bầu.

Cách thực hiện:
- Cắt và vắt nước cốt chanh ra bát nhỏ. Nếu da của bạn nhạy cảm thì nên cho thêm một chút nước ấm vào.
- Dùng đầu ngón tay lấy nước cốt chanh, thoa và massage lên các vết rạn.
- Giữ trong vòng 10 phút để nước chanh thẩm thấu vào da và sau đó rửa lại bằng nước sạch.
Phương pháp trị rạn bụng sau sinh bằng công nghệ thẩm mỹ
Hiện nay, một trong những phương pháp được các bác sĩ thẩm mỹ áp dụng để giúp các mẹ lấy lại vóc dáng và sự tự tin nhanh chóng đó chính là căng da bụng. Theo đó, bác sĩ sẽ tác động trực tiếp lên vùng bụng nhiều mỡ thừa và da dư để xử lý các tình trạng rạn da, nhăn nheo, cơ chảy xệ, ngấn bụng,… Đồng thời, kết hợp với các công nghệ hiện đại giúp cho vòng eo được thon gọn như mong ước.
Bạn có thể xem thêm bài viết căng da bụng là gì để hiểu rõ hơn về phương pháp làm đẹp an toàn này.

Cách phòng ngừa bụng rạn
Rạn da bụng là tình trạng rất thường gặp ở phụ nữ trong quá trình mang thai và sau sinh. Tùy vào tốc độ tăng cân của mẹ, cơ địa cũng như thói quen chăm sóc, sinh hoạt mà có người không bị rạn, người thì rạn ít, người thì rạn rất nhiều. Và có một sự thật rằng không có cách nào để ngăn ngừa các vết rạn bụng sau sinh cả. Do đó, nếu bạn bắt gặp những loại dược, mỹ phẩm được quảng cáo với công dụng trị dứt điểm rạn thì đừng vội tin.
Cách để hạn chế tình trạng này là kiểm soát cân nặng của mẹ suốt quá trình mang thai. Bởi, tăng cân quá nhiều và quá nhanh rất dễ dẫn đến nguy cơ thai phụ mắc bệnh lý đái tháo đường thai kỳ, tăng tỷ lệ sinh mổ hay sinh non. Song song với đó, bạn có thể kết hợp thêm dưỡng ẩm cho làn da bằng các loại kem dưỡng lành tính và ăn đủ chất, uống đủ nước hàng ngày. Đây được xem là các biện pháp giúp giảm nhẹ các vết rạn mà các mẹ có thể thực hiện.
*** Đừng bỏ qua: Phương pháp nâng mũi bằng sụn tai
Hy vọng rằng với những thông tin mà Trung tâm thẩm mỹ Bác sĩ Khải cung cấp trong bài viết này đã giúp các mẹ có thêm kiến thức cần thiết về rạn bụng sau sinh. Nếu gặp phải tình trạng này, các mẹ không nên quá lo lắng mà hãy tập trung chăm sóc sức khỏe thai kỳ cũng như kiên trì thực hiện các phương pháp ngăn ngừa/ hạn chế rạn bụng an toàn trên đây để mang lại kết quả tốt nhất nhé!